Giấy sơ đồ | giấy cắt rập | CÔNG TY TNHH GIẤY HẢI TÍN
Trang chủ Tin tức Hội chứng Overthinking là gì, Hải Tín cùng bạn trẻ tìm lời giải đáp.

Hội chứng Overthinking là gì, Hải Tín cùng bạn trẻ tìm lời giải đáp.

Khi đối diện với những khó khăn trong cuộc sống và môi trường xung quanh, thanh niên thường bị áp lực và có xu hướng suy quá mức hay còn gọi là Hội chứng Overthinking. Vậy, có cách nào để giúp thanh niên giảm căng thẳng, tăng cường tinh thần và thoát khỏi tình trạng suy nghĩ quá mức? Buổi talkshow "Gỡ: Thoát khỏi đại dương suy nghĩ" do nhóm sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông của Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn tổ chức nhằm giúp các bạn trẻ loại bỏ căng thẳng và giải quyết hội chứng Overthinking! Sự kiện này sẽ được tài trợ bởi Ngân hàng BIDV, SPONSORSHIP CHANNEL, Nội thất LIGHTDECOR và Công ty giấy Hải Tín.

Giấy Hải Tín nhà tài trợ vàng talkshow gỡ

Giấy Hải Tín nhà tài trợ vàng talkshow gỡ

Hội chứng Overthinking là gì?

Gặp gỡ và chia sẻ tại chương trình, Tiến sĩ tâm lý TS. Tô Nhi A, từ Trường Đại học Kinh tế và Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng hội chứng Overthinking là một vấn đề cần được quan tâm. Vì hội chứng có thể xảy ra cả ở người trẻ và người lớn, bởi vì ai cũng có thể sa vào mê cung suy nghĩ quá mức.

Về biểu hiện của hội chứng Overthinking, TS. Tô Nhi A cho biết đó là vấn đề khi một người suy nghĩ quá mức, quá nhiều hơn việc vấn đề đó tồn tại trong thực tế. Tuy nhiên, không phải cái nào "quá" cũng là một bệnh, để xác định đó có phải là một dạng rối loạn lo âu hay một dạng bệnh tâm thần hay không, chúng ta cần đi qua nhiều bước kiểm tra khác nhau.

TS. Tô Nhi A cũng nhìn nhận rằng việc giải quyết các vấn đề rối loạn tâm lý phải bắt đầu từ bản thân mỗi người. Đặc biệt, việc điều trị tâm lý và sử dụng thuốc phải được kiểm soát một cách nghiêm ngặt.

haitinpaper giao lưu với bạn trẻ về hội chứng overthinking

Haitinpaper giao lưu với bạn trẻ về hội chứng overthinking

Quan tâm đến những mục tiêu và đam mê

Vy Quỳnh Trúc Linh, một nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội, đã nhận xét các đoạn clip trên mạng hay làm quá lên các vấn đề để vui mà không quân tâm đến các giá trị mang lại. Thay vì chỉ quan tâm đến việc làm sao để trở nên hoàn hảo, cô quan tâm hơn đến việc làm thế nào để bản thân mình ngày càng tốt hơn, gắn kết với những mục tiêu và đam mê của mình.

Nữ KoL này thừa nhận rằng ngày trước và bây giờ, cô đều có những nỗi lo khác nhau và nỗi lo này vẫn chiếm hết tâm trí của cô. Tuy nhiên, cách cô ứng xử với nỗi lo đã khác đi vì cô đã có kinh nghiệm.

talkshow gỡ cùng hướng đến mục tiêu và đam mê

Talkshow gỡ cùng hướng đến mục tiêu và đam mê

Trong quá trình theo đuổi công việc trên mạng xã hội, Trúc Linh đã gặp phải những bình luận và đánh giá trái chiều về quan điểm của mình. Cô đã học cách tập trung vào những điều xứng đáng để quan tâm và nhìn nhận đúng bản chất vấn đề, thay vì tập trung vào những điều cô ấy không thể kiểm soát được. Trúc Linh cũng biết cách tập trung vào các phương pháp giải quyết để tránh phải suy nghĩ quá mức, hoặc vướng vào những suy nghĩ lặp đi lặp lại.

Vượt qua Hội chứng Overthinking để cuộc sống được vui vẻ hơn

"Mỗi người trong chúng ta đều có những điểm yếu, điểm mạnh khác nhau, nhưng theo Linh nghĩ rằng việc khắc phục điểm yếu, phát huy các điểm mạnh là một hành trình rất hay và đọng lại những khoảnh khắc rất tuyệt và đáng trân trọng. Những điều gì ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của mình thì mình cứ sửa thôi. Hành trình sửa những khuyết điểm đó rất vui và có nhiều bài học rút ra. Mình có thêm nhiều niềm tin mạnh mẽ từ những khoảnh khắc hoàn thiện mình trong công việc và cuộc sống". Theo KoL Trúc Linh.

talkshow gỡ vượt qua tiêu cực hướng tới tương lai

Talkshow gỡ giúp vượt qua tiêu cực hướng tới tương lai

Không để suy nghĩ bị quay cuồng

Là một người trẻ đã bị và vượt qua được tình trạng suy nghĩ quá nhiều, Bạn Thu Nguyên cũng là một người trong lĩnh vực sáng tạo nội dung, chia sẻ thêm: "Khi gặp phải tình trạng suy nghĩ quá nhiều, chúng ta hãy tìm người khác để trò chuyện và tìm lời khuyên, hoặc thậm chí trò chuyện với chính bản thân mình bằng cách nói chuyện trước gương, quay video, ghi âm hoặc viết ra giấy. Phương pháp nào cũng được, miễn là không để suy nghĩ quay cuồng mà hãy tìm cách giải quyết vấn đề".

Kết Luận

Chuyên gia tâm lý muốn nhấn mạnh rằng, hội chứng Overthinking có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Bất kể bạn là ai, đang làm công việc gì, đều có thể gặp phải tình trạng suy nghĩ quá mức. Theo Tiến sĩ Tô Nhi A, hoạt động thể chất rất cần thiết và hiệu quả để giảm bớt suy nghĩ quá mức. Chúng ta cần phải đo lường sự phát triển của bản thân qua những việc cụ thể như học tập trên trường , học thêm một ngôn ngữ mới, vận động thể thao, đi ngủ sớm trước 10 giờ, đồng thời "Hãy cảm thấy mình tốt hơn phiên bản ngày hôm qua. Nếu áp lực từ công việc quá lớn, hãy tìm cách giảm bớt. Nếu bạn đang yếu đuối, hãy mạnh mẽ lên để vượ qua. Từ đó, bạn sẽ tái tạo một tư duy tích cực trong việc đối mặt với các vấn đề của cuộc sống", chia sẻ của nữ tiến sĩ tâm lý.

ss
Quy định và hình thức thanh toán
Hướng dẫn mua hàng
Chính sách vận chuyển & giao nhận
Chính sách & Quy định chung
Chính sách bảo mật
Chính sách đổi trả và hoàn tiền