Giấy sơ đồ | giấy cắt rập | CÔNG TY TNHH GIẤY HẢI TÍN
Trang chủ Tin tức & sự kiện Hướng đi cho ngành giấy phục vụ ngành may mặc trong thời điểm dịch virus Covid-19

Hướng đi cho ngành giấy phục vụ ngành may mặc trong thời điểm dịch virus Covid-19

Trước tình hình bùng phát của dịch bệnh Covid-19, ngành giấy cũng như những ngành công nghiệp khác bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt vấn đề nguyên liệu sản xuất. Nếu như các ngành khác ảnh hưởng bởi nguyên liệu từ Trung Quốc và một phần của thị trường châu Âu thì ngành giấy bị tác động kép bởi cả nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra do dịch tại Trung Quốc và châu Âu, Mỹ.

Theo báo cáo của các doanh nghiệp, hiện các nhà cung cấp giấy phế liệu vào Việt Nam hủy đơn hàng rất nhiều, trong đó có những đơn hàng mới đặt giai đoạn đầu tháng 1/2020 hoặc vừa mới chốt cũng bị hủy ngang. Theo đánh giá của Công ty Giấy Hải Tín, hiện nay lương nguyên liệu dữ trữ trong các doanh nghiệp lớn còn ít, dao động khoảng 1-2 tháng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không còn dự trữ hoặc gần cạn kiệt. Nếu sắp tới không nhập khẩu được nguyên liệu, nguồn cung từ nội địa không đủ mạnh, kéo theo nhiều doanh nghiệp bắt buộc phải đóng máy, ngừng hoạt động. Đó là chưa kể các doanh nghiệp sẽ bị ngưng hoạt động bắt buộc khi có hiện tượng lây nhiễm vào trong doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, khi tình hình dịch virus tại Trung Quốc bước đầu được khống chế, các phân xưởng, nhà máy làm việ trở lại sau kỳ nghỉ dài vì dịch bệnh, nên các công ty Trung Quốc đã đẩy mạnh việc mua vào, càng tạo ra sự khan hiếm nguồn cung tại khắp thị trường châu Á và gây khó khắn thêm cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài nỗi lo không đủ nguyên liệu sản xuất, các doanh nghiệp trong ngành giấy cụ thể là giấy sơ đồ may phục vụ cho ngành may mặc còn gặp sức ép lãi vay ngắn hạn, trả nợ gốc, nỗi lo nhân công và nguy cơ khách hàng hủy đơn hàng do ảnh hưởng nguồn cung.

Giấy ngành may

Thời gian qua, ngành công nghiệp sản xuất giấy vẫn đang bị lệ thuộc nhiều vào nguồn bột giấy nhập khẩu. Trong tổng số các nguồn nguyên liệu sản xuất giấy thì có tới 70% là từ giấy loại, trong đó gần 50% số nguyên liệu này phải nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, 50% còn lại là từ việc thu gom và tái chế giấy đã qua sử dụng của những đơn vị thu gom nhỏ, lẻ do chưa có một doanh nghiệp nào đứng ra đảm nhận công việc này.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp giấy của Việt Nam có quy mô công suất sản xuất nhỏ, thường dưới 30.000 tấn/năm, đầu tư chưa tập trung, công nghệ và thiết bị cũ, chi phí vận hành cao, chất lượng sản phẩm thấp, không ổn định, khả năng cạnh tranh kém so với doanh nghiệp FDI và hàng nhập khẩu.

Không những thế, các sản phẩm giấy theo năng lực sản xuất không được cân đối với nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước chủ yếu tập trung vào giấy bao gói, giấy carton, giấy in sơ đồ phục vụ ngành may chiếm tỷ trọng đến 87%.

Trong khi đó đối với giấy bao bì cấp cao tráng phủ, giấy photocopy, các loại giấy đặc biệt chưa sản xuất được, hàng năm vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn trên 1,3 triệu tấn.

Giấy ngành may

Hiện nay, các văn bản của Chính phủ hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành giấy chưa được đề cập nhiều về khó khăn cũng như ảnh hưởng giống như các ngành công nghiệp khác. Các chính sách hỗ trợ cũng chưa được nêu rõ so với các ngành như dệt may, da giày hay dịch vụ khách sạn....

Đồng hành với doanh nghiệp, VPPA đang nỗ lực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các kênh xúc tiến thương mại, bao gồm về nguồn cung nguyên liệu, phương thức thanh toán cũng như các giải pháp hỗ trợ ổn định sản xuất.

Trên cơ sở đó, Chính phủ và Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ngành giấy như các ngành công nghiệp khác trong miễn, giảm và nộp chậm, hoàn thuế giá trị gia tăng. Hỗ trợ vốn vay ưu đãi, hạ lãi suất và giãn trả nợ ngân hàng cho doanh nghiệp ngành giấy nhằm hỗ trợ trực tiếp vào việc mua nguyên liệu đầu vào.

Haitinpaper

 

 

ss
Quy định và hình thức thanh toán
Hướng dẫn mua hàng
Chính sách vận chuyển & giao nhận
Chính sách & Quy định chung
Chính sách bảo mật
Chính sách đổi trả và hoàn tiền